Vì tương lai con em chúng ta

Vì tương lai con em chúng ta
.
Am
M?i th? trong d?i
G
Ði?u chi cung có cho nó riêng m?t gi?i h?n
Dm
U?c mu?n không tr?n
Am
Ngu?i thuong yêu nh?t cung cho là d?i gian
F
M?i k?t giao tình
C
R?i ngày hôm sau l?i chê trách nhau b?i b?c
Dm
Ni?m tin noi nhân th? luôn m?ng manh
E7
Tình ngu?i cho nhau c? thay th?t nhanh
2.
Am
M?i ki?p con ngu?i
G
Nào ai không bi?t khao khát bao di?u u?c m?ng
Dm
Lúc h?t hy v?ng
Am
H?u nhu ai cung trách than d?i phu phàng
F
Hãy nghi suy r?ng
Am
Ch?ng m?t di?u chi t? nhiên cho ta d? dãi
Dm
Và cu?c d?i ta dâu nhu con mo mãi mãi
G
Ð?nh m?nh bu?n vui d?u là do ta gi? l?y
Ði?p khúc:
C G
Và khi tôi vui thì tôi hát, khi tôi dau thì tôi khóc
Am G
S? trút h?t nh?ng d?ng cay trong lòng
Am C
Ch?ng khi nào tôi ph?i lo l?ng, dánh m?t hy v?ng
Dm G
Cu?c d?i còn cho tôi bao u?c mo
<!--[if !supportLineBreakNewLine]--><!--[endif]-->
C G
Và khi tôi yêu thì tôi bi?t, tôi không bao gi? h?i ti?c
G7 Am
Dù cu?c tình tôi có lúc s? v? tan
Dm C
Tôi hi?u r?ng tình yêu dã quá gi?i h?n
Dm G - E7 Am
Là m?t di?u nh? nhoi trong th? gian, ch?ng có chi không phai tàn!
»»  read more
.
AmMỗi thứ trong đời
GĐiều chi cũng có cho nó riêng một giới hạn
DmƯớc muốn không trọn
Am
Người thương yêu nhất cũng cho là dối gian
FMới kết giao tình
C
Rồi ngày hôm sau lại chê trách nhau bội bạc
DmNiềm tin nơi nhân thế luôn mỏng manh
E7Tình người cho nhau cứ thay thật nhanh
2.
AmMỗi kiếp con người
G
Nào ai không biết khao khát bao điều ước mộng
DmLúc hết hy vọng
Am
Hầu như ai cũng trách than đời phũ phàng
F
Hãy nghĩ suy rằng
Am
Chẳng một điều chi tự nhiên cho ta dễ dãi
DmVà cuộc đời ta đâu như cơn mơ mãi mãi
G
Định mệnh buồn vui đều là do ta giữ lấy
Điệp khúc:

C G
Và khi tôi vui thì tôi hát, khi tôi đau thì tôi khóc
Am G
Sẽ trút hết những đắng cay trong lòng
Am C
Chẳng khi nào tôi phải lo lắng, đánh mất hy vọng
Dm G
Cuộc đời còn cho tôi bao ước mơ
<!--[if !supportLineBreakNewLine]--><!--[endif]-->
C G
Và khi tôi yêu thì tôi biết, tôi không bao giờ hối tiếc
G7 Am
Dù cuộc tình tôi có lúc sẽ vỡ tan
Dm C
Tôi hiểu rằng tình yêu đã quá giới hạn
Dm G - E7 Am
Là một điều nhỏ nhoi trong thế gian, chẳng có chi không phai tàn!

»»  read more

Cách đi các vòng hợp âm cơ bản trên cây đàn Guitar!!!

CÁC HỢP ÂM TRƯỞNG:

C_Dm_Em_F_G7_Am
D_Em_F#m_G_A7_Bm
E_F#m_G#m_A_B7_C#m
F_Gm_Am_Bb_C7_Dm
G_Am_Bm_C_D7_Em
A_Bm_C#m_D_E7_F#m
B_C#m_D#m_E_F#m_G#m

----------
CÁC HỢP ÂM PHỤ:

Cm_Eb_Fm_G7_Ab_Bb
Dm_F_Gm_A7_Bb_C
Em_G_Am_B7_C_D
Fm_Ab_Bbm_C7_Db_E
Gm_Bb_Cm_D7_Eb_F
Am_C_Dm_E7_F_G
Bm_D_Em_F#7_G_A
»»  read more

Vị trí các nốt trên mặt phím đàn

1. Học vị trí các nốt trên mặt phím

Vị trí của nốt trên mặt phím

Cách đọc các nốt sẽ được hướng dẫn ở bài Cách đọc nốt nhạc.
Các nốt trên dây số 1 (Dây Mi)

Các nốt trên dây số 1 (Phím 1 - 12)
 

Các nốt trên dây số 1 (Phím 1 - 12)

Các nốt trên dây số 2 (Dây Si)

Các nốt trên dây số 2 (Phím 1 - 12)
 

Các nốt trên dây số 2 (Phím 1 - 12)

Các nốt trên dây số 3 (Dây Sol)

Các nốt trên dây số 3 (Phím 1 - 12)
 

Các nốt trên dây số 3 (Phím 1 - 12)

Các nốt trên dây số 4 (Dây Re)

Các nốt trên dây số 4 (Phím 1 - 12)

 


Các nốt trên dây số 4 (Phím 1 - 12)

Các nốt trên dây số 5 (Dây La)

Các nốt trên dây số 5 (Phím 1 - 12)

 


Các nốt trên dây số 5 (Phím 1 - 12)

Các nốt trên dây số 6 (Dây Mi)

Các nốt trên dây số 6 (Phím 1 - 12)

 


Các nốt trên dây số 6 (Phím 1 - 12
»»  read more

Quãng, vị trí các nốt nhạc trên đàn guitar và 1 số hợp âm cơ bản

Các nốt nhạc trong âm nhạc hay các nốt giai điêu trong các bài hát quan hệ với nhau bằng các quãng
Định nghĩa: Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số.
VD: quãng 3, quãng 4, quãng 5 v.v...

Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc:


Ta có các quãng sau:

Quãng 2 thứ (sau đây xin viết tắt là Q2t): là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 / 2 cung (nửa cung).

VD: Xi => Đô (B => C), Mi => Fa (E => F) hay Đô thăng => Rê (C# => D) v.v....

Quãng 2 trưởng (sau đây xin viết tắt là Q2T): là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 cung .

VD: Đô => Rê (C=>D) hay mi => Fa thăng (E => F#) v.v...

Quãng 3 thứ (sau đây xin viết tắt là Q3t): là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3/2 cung (1 cung rưỡi).

VD: mi => Sol ( E=>G), Rê => Fa (D => F) hay Đô => Rê thăng (C= > D#) v.v...

Quãng 3 trưởng (sau đây xin viết tắt là Q3T): Là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau đúng 2 cung .

VD: Đô => mi (C => E), Mi => Sol thăng (E => G#) v.v...

Ngoài ra còn có các quãng khác như:
Quãng 4: khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 5/2 cung (tức 2 cung rưỡi) VD: Đô => Fa (C => F) v.v...

Quãng 5: khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3 cung
VD: Đô => Sol (C => G) v.v...
Quãng 6, quãng 7 v.v...


Tuy nhiên tạm thời ta nên chú ý đến 4 quãng đầu tiên Q2t, Q2T, Q3t, và Q3T, các quãng khác ta sẽ sử dụng đến khi đã đc nâng cao hơn.

1 điều quan trọng cần phải nhớ: khoảng cách 1/2 cung giữa 2 nốt nhạc tương ứng với 1 phím đàn trên cần đàn guitar, tương tự ta có 1 cung tương ứng với 2 phím đàn v.v...


, quãng 2, quãng 3, quãng 6, quãng 7 đều có quãng tăng, giảm, trưởng thứ mà, quãng 4, 5, 8 có quãng đúng, tăng và giảm. Có thể phân biệt như sau:
Quãng 2 giảm: 0 nửa cung
Quãng 2 thứ: 1 nửa cung
Quãng 2 trưởng: 2 nửa cung
Quãng 2 tăng: 3 nửa cung
Quãng 3 giảm: 1 cung (tức 2 nửa cung)
Quãng 3 thứ: 1 cung rưỡi (tức 3 nửa cung)
Quãng 3 trưởng: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 3 thăng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 giảm: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 4 đúng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 tăng: 3 cung (tức 6 nửa cung )
Quãng 5 giảm: 3 cung (tức 6 nửa cung)
Quãng 5 đúng: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 5 tăng: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 giảm: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 6 thứ: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 trưởng: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 6 tăng: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 giảm: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 7 thứ: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 trưởng: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung)
Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung)

Như vậy, cứ tính theo đơn vị nửa cung ta sẽ hình thành các quãng như trên.
Sau khi đảo quãng thì quãng a sẽ trở thành quãng 9-a (ví dụ từ Xi đến Đô là quãng 2 thì từ Đô đến Xi sẽ là quãng 7. Bên cạnh đó, khi đảo quãng thì quãng trưởng sẽ thành thứ, tăng thành giảm, đúng giữ nguyên và ngược lại.

Các nốt trên cần đàn:


Điều đầu tiên cần nói ngay đó là các nốt dây buông trên đàn, ta có như sau:




Theo quy ước, các dây của guitar được đánh số lần lượt như sau:
E(Mí): 1
B: 2
G: 3
D: 4
A: 5
E(Mì): 6
Từ các nốt dây buông này ta có thể tự mình suy luận ra các nốt tiếp theo trên cùng dây đó.
VD: dây Mì, nốt dây buông là Mi (E) , ta có : từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn, như vậy bấm dịch lên 1 phím đàn ta sẽ có nốt Fa trên dây Mi, từ Fa đến Sol là 1 cung tương đương với 2 phím đàn, vậy từ vị trí nốt Fa bấm dịch lên 2 phím đàn ta sẽ có nốt Sol và cứ thế ta sẽ biết tất cả các vị trí các nốt trên dây Mi.
Hình minh họa:

=> =>

Và sau đây là tất cả các nốt trên cần đàn guitar:




Lời khuyên nhỏ: ko nên cắm đầu vào học thuộc nốt nhạc trên cần đàn làm gì, rất vất vả và mất thời giờ, các bạn hãy tự mình suy luận dựa vào các điêu đã đc ghi ở trên.


1 Số hợp âm cơ bản ở thế tay I:


Nhìn trên cần đàn với thứ tự dây đàn từ trên xuống như sau:
E (1)
B (2)
G (3)
D (4)
A (5)
E (6)

ta có Đô trưởng C:


La thứ Am:


Rê Thứ Dm:


Mi thứ E:


Mi trưởng E:


La trưởng A:


Rê trưởng D:


Từ các thế bấm của các hợp âm cơ bản trong thế tay I và sự hiểu biết về khoảng cách giữa các nốt nhạc ta có thể dễ dàng tìm đc 1 hợp âm bất kỳ trên đàn guitar:
VD: giả sử ta muốn tìm thế bấm của hợp âm Si thứ ( Bm ) , ta làm như sau:

ta thấy hợp âm Am có thế bấm:


Từ A đến Si là 1 Q2T tương ứng với 1 cung, 1 cung tương ứng với 2 phím đàn, suy ra thế bấm Am tịnh tiến thêm 2 phím đàn ta sẽ có thế bấm của hợp âm Bm:




Trên đây là 1 phương pháp sử dụng khả năng tự tư duy logic của các bạn để tự các bạn có thể tìm đc thế bấm của 1 hợp âm cơ bản bất kỳ trên đàn guitar.
Chúng ta có 1 bài tập nhỏ nhằm giúp các bạn thực hiện cách tính nhanh các thế bấm:
ta có 1 vòng hòa thanh gồm các hợp âm như sau:
(C => Am => Dm => G) giọng C
Các hợp âm này các bạn có thể dễ dàng bấm đc dựa vào hình các thế bấm trên kia.
Bây giờ chúng ta sẽ dịch giọng của vòng hòa thanh này sang các dọng khác nhau và tìm thế bấm trên đàn.
Đầu tiên là dịch lên giọng D, từ C đến D ta có 1 Q2T tương ứng với 1 cung. Theo đó các hợp âm trong vòng hòa thanh sẽ phải dịch lên theo 1 Q2T (1 cung):
Am dịch lên 1 cung => Bm, Dm dịch lên cung => Em, G dịch lên 1 cung => A
như vậy ta có 1 vòng hòa thanh mới như sau:
D => Bm => Em => A

Tương tự như trên các bạn hãy dịch lên các giọng khác: E, F, G, A, B
»»  read more

Guitar đệm hát

Ta sẽ bàn đến cụ thể từng vấn đề trên sau, nhưng bây giờ trước tiên, ta nên bàn đến khái niệm gam và tổ hợp gam, sau đó sẽ có cách để DÒ TÌM GAM (Nên nhớ là tớ chỉ nói nôm na cho thật dễ hiểu – còn bố nào muốn khoe nhạc lý thì ra chỗ khác tranh luận sau nhé):
Gam nhạc là khái niệm về một tổ hợp các nốt nhạc được đặt cùng nhau (nói thế cho ngắn gọn)
Bạn đã biết âm nhạc gồm 7 nốt chính: Đồ rê mi fa sol la si đô. Ngoài ra, còn có các nốt thăng giáng của từng nốt nhạc.
Và khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau, ta được một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La thứ. (còn vì sao lại thế thì sẽ nói sau)
Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn… (đơn giản thôi mà) Vậy là lại phát sinh ra một yếu tố: GAM NÀO THÌ CÓ NHỮNG NỐT GÌ

Lại nói một chút đến các nhạc phẩm Việt Nam... có một điều không thể phủ nhận là các tác phẩm của Việt Nam ta hầu như đều thuộc dạng giai điệu đơn giản. Ví dụ như các bài hát của Trịnh Công Sơn. Chỉ cần 3 gam cơ bản là có thể đệm được hàng đống bài. (ta không bàn đến chuyện hay-dở ở đây) mà điều chủ yếu là hầu hết những tác phẩm nhạc Việt vẫn quẩn quanh ở vòng gam cơ bản (1): 1- 6 - 8 (và theo quy luật: 1thứ - 6 thứ - 8 trưởng)

Nào, ta hãy đi vào lý thuyết một chút:
Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. ( Viết theo ký hiệu nhạc lý: C, D, E, F, G, A, H) Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ - đến nốt Đố (1 quãng 8 ) ta có đến 12 nốt:
C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.
Dựa theo cái vòng hoà âm cơ bản (1): 1-6-8, ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am - Dm - E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em - Am - H.

Chỉ cần nắm chắc cái hoà âm cơ bản (1) kia, bạn có thể chơi được rất nhiều nhạc phẩm của Việt Nam... Và dĩ nhiên là cũng có thể dùng thêm nhiều hợp âm khác nữa đi kèm, nhưng dẫu sao điều tôi muốn nói đến đó là 3 hợp âm chính, cột sống trong một tác phẩm là như vậy...

Ví dụ cụ thể:
Cát bụi:
Hạt bụi (Am)nào hoá kiếp thân tôi, để một (Dm)mai tôi về làm cát (Am)bụi, (E)ôi cát bụi tuyệt (Dm)vời, mặt trời (E)soi một kiếp rong (E)chơi...

Tóc gió thôi bay:
Chiều (Am)mưa có một (Dm)người con gái nhớ (Am)quê xa vời (E)vợi, dòng (Dm)sông giấc mơ (Am)xưa một thời thiếu (F)nữ buồn (E)trôi, tuổi (C)thơ xưa đã (Dm)xa, người xưa xa cách (Am)xa, còn (Dm)đâu bóng quê (Am)nhà trong chiều xa (E)vắng, thuyền (C)xưa xuôi (Dm)dòng, người (F)xưa đã có (Am)chồng, buồn (Dm)vui những tháng năm bên người yêu (F)dấu, tóc gió thôi (E)bay, như ngày (Am)xưa..
(Ở bài Tóc gió thôi bay này, có thêm 2 gam phụ là Đô trưởng (C), và Fa trưởng (F))

Chắc các bạn nhận ra một điều là hầu như mở đầu, sau gam chủ đạo đều là gam 6... và trước khi kết về gam chủ đạo, cũng đều là gam 8... bạn nghĩ gì về điều này???
»»  read more

phương pháp tự học đàn ghi ta


Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords) cho guitar, hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm!

Do đó trước ghi sử dụng đến cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài . 3 vấn đề chính thuộc bàn tay trái là:
1: Tìm chủ âm của bài nhạc
2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc
3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:


1 : Tìm chủ âm của bài nhạc

Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra

a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng © hay La thứ (Am)
cool.gif Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ
c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ

Tại sao lại chưa rõ là chủ âm ở cung trưởng hay thứ ngay như thế ? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)

Bài tập:

a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm (Sol # cọng ½ cung là La ) La trưởng (A). Ông cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) là gì? Từ La, đếm xuống Sol, rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# ngĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m )
cool.gif Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (cool.gif, Mi (E). Dấu giảm trước cuối cùng là Si (cool.gif, nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm)
Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. (Ðiều này tương tự như biết đươc người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình nhưng chưa biết ai là người ... “cầm quyền” trong nhà ? )

Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc, nếu nó là nốt nào trong 2 nốt này thì đó là 6n chủ âm của bài

Thí dụ:
a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (cool.gif : Bài này thuộc cung Si thứ (Bm) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chống (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn
cool.gif Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La cool.gif và tận cùng bắng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Eb major và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong “gia đình” này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ


2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc

Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con, 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:

Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng © nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bắng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau:
Ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK
Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G)

Qua phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E).

Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không la Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì phải biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) . Trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re” ) Hợp âm Re co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa kho^ng có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E )

Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc chỉ cần nhớ luật 1 – 4 – 5 , đại khái ( nên nhớ là “đại khái” thôi) là:

a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng ( cha & 2 trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng)
cool.gif Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & 2 gái) : 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởng

Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng:

a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em)
cool.gif Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D
c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B

6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B

Ðây là 6 hợp âm căn bản của mỗi bài nhạc mà người mới chơi đàn cần nắm vững. Từ những hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào thành hàng trăm, hàng nghìn hợp âm mà các bạn có thể thấy trong các tập sách nhạc

Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây:

Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai ( D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7. Như thế là tạm thời hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm này sẽ là:
G – C – D7 – Em – Am –B7

3 : Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:

Biết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết khi nào thì đổi hợp âm? Có mấy luật căn bản sau đây :

1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm., đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3.
2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái ( Dm và E7) sẽ theo sau. Mẹ và con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai ( C- F-G7) lúc ấy mới ... có thể lên tiếng ... để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am

Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này thì chỉ còn cách là phải “ mò “ như sau :
1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar. Bạn không cần những quyển sách dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài chục hợp âm là đủ
2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm trên cho thật nhuyễn và quen tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở đầu bài 3 này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.


Nói vắn tắt thì bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản trong 3 bài trên đây là có thể tìm được các hợp âm căn bản và “trị được” khoảng ... 90% những bài nhạc Việt.
mad.gif mad.gif angry.gif Vài điều cần ghi nhớ

Ba bài học ngắn trên đây trình bày những quy luật “bỏ túi” giúp các bạn có thể “đốt giai đoạn” mà tìm ra các hợp âm dùng trong 1 bài nhạc Việt nhanh chóng.

Nếu muốn hiểu rõ thêm lý do tại sao lại có những luật này thì cần biết vài điều lý thuyết căn bản:


1. Quãng: Hãy lấy các nốt căn bản trong âm nhạc ra mà sắp theo thứ tự : Do – Re – Mi – Fa – Sol –La – Si - Do ( kết bằng Do cho trọn 8 nốt). Từ Do đến Re là quãng 2, Do đến Mi là quãng 3 … Do – Fa (4) , Do – Sol (5). Nói chung thì quãng là khoảng cách giữa 2 nốt. Có nhiều loại quãng : trưởng , thứ, tăng, giảm, tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 nốt này. Muốn biết khoảng cách thì phải biết đơn vị gọi là “nửa cung”

2. Cung và nửa cung: Nhìn trên phím đàn guitar, bạn để ý là từ nốt Mi lên Fa và Si lên Do, chỉ cách nhau có 1 phím, còn giữa các nốt khác thì cách 2 phím. Một phím như vậy xem như là khoảng cách “nửa cung” và 2 phím là “1 cung”

3. Âm giai Do trưởng: Hãy dùng cây guitar để đàn 8 nốt Do - Re – Mi – Fa – Sol – La –Si – Do và để ý đến khoảng cách giữa các nốt. Ta sẽ thấy các khoảng cách như sau: c,c,nc, c , c,c,nc hay để cho dễ nhớ thì đọc là : 1, 1, ½ , 1, 1, 1, ½ . Tám nốt này có thể xem là gồm 2 nhóm 4 nốt ( Do Re Mi Fa” và “Sol La Si Do” cách nhau bởi 1 cung ( giữa Sol và La). Mỗi nhóm 4 nốt có cấu trúc 1 1 ½ cung

4. Căn bản âm giai trưởng: Chuỗi 8 nốt xếp theo thứ tự tên nốt liên tiếp như trên gọi là 1 âm giai, và chuỗi 8 nốt bắt đầu từ nốt Do nói trên nghe rất thuận tai. Người ta dùng chuỗi 8 nốt với khoảng cách giữa các quãng như thế ( 1 1 ½ - 1 - 1 1 ½ ) làm mẫu của môt “âm giai trưởng”

5. Tạo 1 âm giai trưởng từ các nốt khác: Thử tạo 1 âm giai trưởng bắt đầu từ nốt Re. Hãy dùng cây guitar thì sẽ thấy ngay lập tức
a. Re – Mi : 1 cung > OK
b. Mi - Fa : nửa cung > không được, phải tăng lên Fa# để có 1 cung
c. Fa# - Sol : nửa cung > OK
d. Sol – La : 1 cung > OK
e. La – Si : 1 cung > OK
f. Si - Do : nửa cung > không được, phải tăng lên Do# để có 1 cung
g. Do# - Re : nửa cung > OK

Âm giai Re trưởng như thế sẽ mang 2 dấu thăng (ở Fa và Do) . Khi đàn 1 bài ở cung Re trưởng thì luôn nhớ tất cả các nốt Fa và Do phải có dấu thăng. Cứ theo cách trên thì bạn sẽ tìm được bộ khóa (có mấy dấu thăng giảm) của tất cả các âm giai trưởng khác ( hãy ghi nhớ : 1 1 ½ 1 1 1 ½)

6. Làm sao để tạo hợp âm ? Thử dùng âm giai Re trưởng. Trên mỗi nốt ta hãy viết chồng lên thêm 2 nốt : Do Mi Sol, Re Fa# La, Sol Si Re, Fa La Do#…Tập hợp 3 nốt này tạo thành 1 “hợp âm” ( nên nhớ 2 nốt cách nhau thì ta vừa định nghĩa là “quãng”). Tính từ gốc đi lên thì hợp âm gồm có 1 quãng 3 (Re Fa#) và 1 quãng 5 (Re La)

7. Luật 1 – 4 – 5: Khi chuyển từ hợp âm này sang hợp âm khác cũng có những quy luật riêng sao nghe cho hợp tai. Chuyển động căn bản nhất là từ hợp âm 1 (chủ âm) đi qua hợp âm ở bậc 4 rồi bậc 5. Ba hợp âm này đi với nhau rất hợp và có rất nhiều bài nhạc từ đầu ddến cuối chỉ cần dùng quanh quẩn 3 hợp âm này mà thôi. Sau này khi khá hơn thì ta sẽ bàn thêm về những chuyển động khác

8. Quãng 3 trưởng 3 thứ là gì ? Ba nốt Re Fa# La tạo thành hợp âm Re trưởng. Hãy dể ý quãng 3 Re Fa# gồm co 2 cung và được gọi là quãng 3 trưởng. Giờ đây nếu hạ nốt Fa# xuống Fa (tức là chỉ còn 1 cung rưỡi) thì quãng Re Fa được gọi là quãng 3 thứ. Trên cây guitar , đàn 3 nốt Re Fa La , thì nghe ra có vẻ buồn (so với hợp âm Re trưởng Re Fa# La ) Chỉ cần thay đổi cái quãng 3 từ trưởng ra thứ ( bớt đi nửa cung) mà cái hợp âm chuyển ngay từ vui ra buồn.

9. Hai câu thần chú: Trên đây chỉ là những lý thuyết hết sức căn bản mà tôi thâu gọn lại. Mới học thì sẽ thấy rất khó hiểu , nhưng thực sự thì không đến nỗi nào ! Đây chỉ mới là những kiến thức mở đầu mà thôi.

Nếu muốn có thêm vài luật “bỏ túi” để tìm hợp âm xem có những nốt gì thì tôi đề nghị các bạn nên học thuộc lòng 2 câu … “thần chú” sau đây :

Fa Do Sol Re La Mi Si

và đọc ngược lại là:

Si Mi La Re Sol Do Fa.

10. Những bước kế tiếp:

Cứ dần dần rồi mình sẽ bàn đến các loại hợp âm khác, không nên vội vã. Hiện tại tôi chỉ mới bắt đầu với 2 loại hợp âm trưởng và thứ và kế tiếp sẽ đến aug (augmented), dim (dimínished) rồi sẽ đến 6th, sus v.v..

Điều quan trọng là các bạn cần phải cảm nhận được cái cảm giác mà mỗi loại hợp âm tạo ra . Hiện tại chúng ta chỉ mới bắt đầu và thấy rằng hễ hợp âm trưởng thì nghe vui mà hợp âm thứ thì nghe buồn. Tuy nhiên như vậy thì quá sơ sài ! Những rung động của con người thì không chỉ có "vui" hoặc "buồn" mà còn biết bao nhiêu trạng thái khác giữa hai thái cực này.

Biết được những loại hợp âm này cấu tạo ra sao, gồm những nốt gì là chuyện dễ. Tuy nhiên cần phải rõ là những loại hợp âm này muốn diễn tả, hay mang lại cho ta cái cảm giác gì, đó mới là cái khó.

Nắm được cái ý của mỗi hợp âm , xong thì lại phải bàn đến các chuyển động hoà âm, nghĩa là từ hợp âm này đi tiếp đến hợp âm khác sao cho êm tai. Nghe thì phức tạp lắm nhưng thực sự chúng ta sẽ đi qua dần dần từng bước không khó

Nói chung thì từ đầu bài đến nay, chúng ta vẫn còn quanh quẩn ở bàn tay trái. Bạn nào ... thấm mệt thì không cần đọc làm chi mà chỉ cần xem tên hợp âm ghi trên dòng nhạc là cũng xong !

Với những bạn đã chịu khó đọc đến đây thì tôi nghĩ rằng bạn đã có đủ kiến thức để tự mình tìm các hợp âm cho 1 bài nhạc Việt giản dị. Tôi đề nghị các bạn thử áp dụng để tìm các hợp âm cho bài MƯA HỒNG của Trịnh Công Sơn, viết ở chủ âm Do trưởng .

Tôi sẽ trình bày các bước phải theo trong nay mai , tuy nhiên đề nghị các bạn nên thử làm bài tập này trước đi.

unsure.gif unsure.gif unsure.gif unsure.gif Tìm các hợp âm để đệm bài MƯA HỒNG



Bài này thuộc cung Do trưởng ( chủ âm là C). Theo nguyên tắc “ gia đình 4 con ‘ và áp dụng ... “luật gia đình” 1 – 4 – 5 như đã nói ở những bài trước, bạn sẽ tìm ra được 6 hợp âm để đệm cho những bài thuộc cung Do trưởng ( hay La thứ ) như bài này.
Trong túi “bửu bối” của bạn sẽ có 6 hợp âm :

Do trưởng (1) – Fa trưởng (4) – Sol 7 (5)
La thứ (1) – Re thứ (4) – Mi thứ (5)

Với 6 hợp âm này (C , F , G7 , Am, Dm và Em) bạn có thể chỉ dùng tai mình nghe theo bài nhạc mà lắp các hợp âm này vào bài. Xin nhắc lại một vài quy luật như sau:

1. Ðổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp. Ðây là những chữ viết HOA trong bài
2. Hợp âm đầu tiên trong bài là chủ âm , ở đây là Do ( C )
3. Bài nhạc tận cùng bằng cách về lại chủ âm ©
4. Trước khi về lại chủ âm, thường dùng nhất là hợp âm bậc 5 ( G7)
Ðại khái giản dị chỉ có vậy thôi.
Bạn thử hát bài MƯA HỒNG và cứ đến những chữ HOA là đổi hợp âm. Không cần để ý cách đàn tay mặt vội, chỉ cần đánh trải (arpeggio) thật nhẹ nhàng là đủ.
Trời ươm NẮNG © cho mây HỒNG (Am)
Mây qua MAU (F) em nghiêng SẦU (G7)
Còn mưa XUỐNG (G7) như hôm NÀO (F)
Em đến THĂM (G7) mây âm thầm ©
Mang gió LÊN (G7) - (G7)

Người ngồi ÐÓ © trông mưa NGUỒN (Am)
Ôi yêu THƯƠNG (F) nghe đã BUỒN (G7)
Ngoài kia LÁ © như vẫn XANH (G7)
Ngoài sông VẮNG © nước dâng LÊN (G7)
Hồn muôn TRÙNG © – ©

Này em đã KHÓC © chiều mưa đỉnh CAO (Am) - (F)
Còn gì nữa ÐÂU (G7) sương mù đã LÂU (Em)
Em đi VỀ (Am) chiều mưa ướt áo (F)
Ðường phượng BAY (Dm) mù không lối VÀO (Dm)
Hàng cây LÁ (G7) xanh gần với NHAU © - ©

Người ngồi XUỐNG © mây ngang ÐẦU (Am)
Mong em QUA (F) bao nhiêu CHIỀU (G7)
Vòng tay ÐÃ (G7) xanh xao nhiều (F)
Ôi tháng NĂM (G7) gót chân MÒN (Am)
Trên phiếm DU ( Dm) - (G7)

Người ngồi XUỐNG © xin mưa ÐẦY (Am)
Trên hai VAI (F) cơn đau DÀI (G7)
Người nằm XUỐNG © nghe tiếng RU (G7)
Cuộc đời ÐÓ © có bao LÂU (G7)
Mà hững HỜ © - ©


Sau khi nắm vững phần đệm căn bản này, chúng ta sẽ có thể bàn thêm về những chỗ có thể thay đổi hợp âm để cho bài đệm nghe ...“tình” hơn, cũng như cách viết câu dạo đàn và câu kết.
laugh.gif laugh.gif laugh.gif laugh.gif Cách dùng CAPO

Với 6 hợp âm căn bản này, các bạn chỉ cần dùng tai mình để nghe và lắp các hợp âm sao để sao nghe cho thuận tai. Tuy nhiên nên nhớ đừng nhảy ... lung tung từ hợp âm này qua hợp âm khác một cách ... tự do quá, vì có nhiều chuyển động nghe rất chỏi tai .
Khi học về hòa âm thì bạn sẽ biết có một số điều “cấm kỵ”, có dịp tôi sẽ ghi ra những chi tiết này cho ai muốn nghiên cứu sâu xa hơn

Nắm vững được bửu bối gồm 6 hợp âm căn bản này, bạn cảm thấy an tâm bước ra sân khấu ... Chưa bắt đầu dạo đàn thì cô ca sĩ đã quay lại nói nhỏ rằng “ Anh ơi, cung Do trưởng thấp quá, anh đàn cho em cao hơn, ở cung Mi trưởng được không?”

Ngay lập tức bạn dùng “bộ luật gia đình 1-4-5” và tìm ra ngay 6 hợp âm trong bài này là : E, A,B7 và C#m, F#m và Gm . Thế nhưng nguy quá vì mấy cái hợp âm “quái đản” này ... chưa biết bấm ở đâu cả vì mình ... chưa học !

Ðang khi bối rối, cô ca sĩ lại thay đổi ý kiến “ Hay là anh xuống cho em 2 tông cũng được!” Xuống 2 tông có nghĩa là từ chủ âm Do trưởng , hạ xuống chủ âm La trưởng (A)

Lại áp dụng “luật gia đình 1-4-5”, bạn tìm ra ngay 6 hợp âm trong gia đình này là :
A,D,E7 và Fa#m, Bm, C#m ... Lại cũng khổ vì toàn là những hợp âm lạ và trắc trở khó bấm.

Phải làm gì bây giờ ?

Thực sự thì trước khi ra “chiến trường”, bạn cần học thêm 2 chiêu sau đây thì mới có thề gọi là tạm đủ căn bản để đệm được các bài nhạc cho ca sĩ hát, ở bất cứ cung nào.


Chiêu thứ nhất :
Tập thêm 1 bộ 6 hợp âm để đệm 1 bài ở chủ âm Sol trưởng (G)

Giả thử như bài Mưa Hồng được hát ở cung (tông , chủ âm) G thì 6 hợp âm căn bản của “gia đình cung C” sẽ thay đổi từ: C,F,G7 – Am,Dm.Em
ra thành
G,C,D7 – Em, Am,Bm

Ðây là những thành viên trong gia đình cung Sol trưởng (G)

Ðể tìm bộ 6 hợp âm mới này có 2 cách, hoặc bắt đầu từ chủ âm G mà dùng luật 1-4-5 , hoặc nhìn vào trang nhạc viết cho cung Do trưởng © mà cứ nhìn thấy tên hợp âm nào thì cứ đếm lên 5 nốt ( Do thành ra Sol, Fa thành ra Do v.v...)


Chiêu thứ hai:
Dùng cái CAPO

“Capo” là một cái kẹp đàn rất thông dụng khi đệm đàn ( và dùng trong Flamenco guitar) nhưng không dùng trong guitar cổ điển

Nếu muốn đệm nhạc cho mình và nhất là cho người khác hát thì nhất định là bạn phải tìm mua 1 cái Capo ở các tiệm nhạc.

Kẹp cái Capo từ phím 1 và nhích dần lên 6 thì tuy vẫn đàn 6 hợp âm trong cung Do trưởng, bạn đã có thể đệm cho casĩ hát ở các cung từ C# (Db) đến F# trưởng hay Gb trưởng

Tương tự, nếu đàn ở cung Sol trưởng (G) và kẹp Capo từ phím 1 đến phím 4, bạn có thể đệm cho các bài nhạc từ cung Sol thăng trưởng (hoặc La giảm thứ) đến Si trưởng

(Chú ý “ Dùng Capo ở phím 5 mà đàn những hợp âm của gia đình G thì cũng tương tự như đệm bài hát ở cung Do trưởng . Tuy nhiên các hợp âm đàn ở vị trí này sẽ cao hơn nếu đàn cung C không dùng Capo. Trong trường hợp có 2 guitar cùng đệm cho 1 ca sĩ thì 1 cây đệm ở Do trưởng không Capo , còn cây kia đệm ở Sol trưởng với Capo ở bậc 5, nghe sẽ rất hay)

Nói chung lại thì chỉ cần nắm 6 hợp âm trong gia đình cung Do trưởng và thêm vào 3 hợp âm mới là G, D7và Bm , tất cả là 9 hợp âm, thì bạn có thể đệm đươc tất cả, bất chấp ca sĩ có khó tính, thay đổi tông lên xuống thế nào đi nữa

Trở lại hai thí dụ ở đầu bài:

1. Ca sĩ đòi hát Mưa Hồng ở cung Mi trưởng >>>> Kẹp Capo ở phím 4 và đàn 6 hợp âm của gia đình Do trưởng ( mà bạn đã thuộc lòng, hoặc đã ghi trên giấy rồi )
2. Ca sĩ đòi hát Mưa Hồng ở cung A trưởng >>>> Không thể đàn ở Do trưởng mà kéo Capo xuống, bạn sẽ lắp Capo ở phím 2, rồi đàn bài nhạc xem như ở cung Sol trưởng (G). Khi thành thạo rồi , bạn có thể nhìn vào bài nhạc đầu tiên với các hợp âm viết cho cung Do trưởng mà trong trí lập tức đếm lên 5 nốt. Ðiều này không khó, và nếu muốn tập đọc cho nhanh thì bạn nên chịu khó luyện thêm một câu ... “thần chú” khác là ...

Do Mi Sol / Re Fa La /Mi Sol Si / Fa La Do / Sol Si Re / La Do Mi, Si Re Fa

Nói chung là tập đọc các nốt trong âm giai thành từng nhóm 1-3-5 ... cho thật nhanh

Không những “thần chú” này sẽ giúp bạn chuyển cung (như trong thí dụ trên) mà còn sẽ giúp ích rất nhiều khi xác định tên các hợp âm

Tóm lại nếu phải đệm cho 1 ca sĩ hát đột xuất 1 bài ở cung trưởng dầu cho không có nhạc bản trước mặt thì bạn có thể làm như sau:
1. Thử dạo bài ấy ở cung Do trưởng, dạo 6 hợp âm trong “gia đình C” . Nếu ca sĩ thấy OK thì tốt quá
2. Nếu ca sĩ cho rằng Do trưởng quá thấp và đòi lên cao thì chỉ việc dùng Capo. Giản dị quá !
3. Nếu ca sĩ đòi hát thấp hơn thì chuyển qua cung Sol trưởng , dạo 6 hợp âm trong “gia đình G” rồi dùng Capo nếu cần!


Cho đến giờ , chúng ta vẫn còn bàn về lý thuyết cho bàn tay trái, nghĩa là làm sao để tìm hợp âm cho 1 bài nhạc Việt giản dị. Có lẽ như vậy cũng tạm đủ để bắt đầu bước qua phần kỹ thuật căn bản cho tay mặt.
blink.gif blink.gif blink.gif :blink: Nguyên tắc căn bản - tay phải:[size="3"]Trước khi đi vào chi tiết về các thể loại đệm tay mặt, tôi xin trình bày một vài điều căn bản nhằm mục đích giúp các bạn có 1 cái khung (framework) để sau này có thể đệm tay mặt cho mọi bài hát:


1. Tìm xem bài nhạc thuộc nhịp gì ?:

Nhìn vào 1 bài nhạc, bạn sẽ thấy các dòng nhạc được chia thành từng “ô nhịp” , cách nhau bởi 2 “vạch nhịp” . Trong mỗi ô nhịp sẽ có một số nốt nhất định, được xác định ở sau bộ khóa nơi đầu bài nhạc bởi những con số như 2/4 , 3/4 , 6/8 v.v…

Các con số ở trên (tử số) như 2, 3, 6 v.v.. cho biết trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu “phách”, tức là sẽ đưa tay đánh nhịp (hoặc lấy chân đập nhịp) bao nhiêu lần trong mỗi ô nhịp.

Các con số ở dưới (mẫu số) như 4,8,16 v.v…cho biết mỗi lần đập nhịp như vậy (mỗi phách) thì có giá trị là bao nhiêu lâu. Lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn . Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn v.v...

Như vậy, nhịp 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 2 nốt đen , 9/8 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 9 nốt móc đơn và 12/8 sẽ có 12 móc đơn trong 1 ô nhịp. Tuy nhiên trong thực tế thì không ai đập nhịp hết 6, 9, hay 12 lần trong mỗi ô nhịp vì như vậy sẽ … mỏi tay và rả chân lắm! Do đó người ta chỉ lấy tay đánh nhịp 2, 3 hay 4 lần trong mỗi ô nhịp mà thôi. Những bài nhạc có số 2,3,4 ( như 2/4 , 3/8 , 4/4 ) đều thuộc loại này và được gọi chung là “nhịp đơn”

Với những bài mà số nhịp có tử số lớn hơn 2,3 hay 4 ( như 6/8, 9/8 , 12/8) thì đây là những “nhịp kép”, và muốn tìm “nhịp đơn tương ứng” thì dùng luật “trên chia 3, dưới chia 2” . Thí dụ, với nhịp 6 / 8 thì 6 chia 3 bằng 2 >>> 2 phách , và 8 chia 2 bằng 4 >>> nốt đen. Bài này có 2 phách, mỗi phách có giá trị 1 nốt “đen chấm” ( 1 đen + 1 móc đơn hay bằng 3 nốt móc đơn) . Chỉ để ý đến tử số thì bài nhạc 6/8 thuộc nhịp 2, và tương tự 9/8 thuộc nhịp 3 , 12/8 thuộc nhịp 4 phách

Tóm tắt : Bước đầu tiên là cần tìm xem bài nhạc (hay đoạn nhạc) thuộc nhịp 2, 3, hay 4.

2. Ðịnh số lần “khảy” trong 1 ô nhịp

Khi dùng tay mặt để đàn, ta có thể “khảy “đàn bằng 1 ngón (cái, trỏ, giữa hoặc áp út : p – i – m - a) hoặc đánh trải một nhóm nốt. Hãy tạm thời gọi mỗi lần đàn như vậy là 1 “khảy” (stroke) .

Với một bài thuộc nhịp 2 thì ta có thể đàn 2 “khảy” trong mỗi ô nhịp. Thí dụ như trong khi tay trái bấm một hợp âm © thì tay mặt có thể đàn vài cách như sau:

a) trải - trải ( dùng ngón cái đánh trải 2 lần)
cool.gif cái - trải ( dùng ngón cái đánh nốt bậc 1 của hợp âm - rồi sau đó đánh trải
c) p – ima ( sau khi đàn phách 1 bằng ngón cái , đàn tiếp dây 1,2,3 bằng 3 ngón trỏ, giữa, áp út)

Nếu đàn môt cách từ đầu đến cuối mà không thay đổi như vậy thì nghe cũng chán, do đó bạn có thể tăng số “khảy” trong 1 ô nhịp lên gấp đôi ( nhân hai) để “khảy” 4 lần trong mỗi ô nhịp và đệm tay mặt như sau:

a) p – i – m – a
cool.gif p – i - ma - i
c) p – ima – ima - ima

Tương tự, bạn có thể tăng số “khảy” trong mỗi ô nhịp lên gấp ba ( nhân 3) để “khảy” 6 lần trong mỗi ô nhịp và đệm như sau:
a) p – i – m – a – m – i

Tóm tắt: với một bài nhịp hai, bạn có thể “khảy” 2 , 4 hay 6 lần trong một ô nhịp . Tương tự, với nhịp ba thì có thể khảy 3,6,9 lần trong 1 ô nhịp, và với nhịp 4 thì có thể khảy 4,8,12 lần

Những bài nhịp 2 thường là những hành khúc và lối đệm tay mặt rất giản dị như đã trình bày ở thí dụ trên

Những bài nhịp 3 thuộc loại luân vũ (valse) và cách đệm tay mặt cũng rất giản dị như ta sẽ thấy trong thí dụ phần đệm cho bài THU VÀNG của Cung Tiến sẽ trình bày sau

Những bài thuộc nhịp 4 rất đa dạng và gồm hầu hết những thể loại thông dụng mà ta sẽ lần lượt bàn đến trong những bài kế tiếp.

Ðể kết thúc bài đầu tiên trong phần kỹ thuật tay mặt này, tóm tắt thì bạn cần nhớ các điểm sau đây:
1. Trước khi đệm, hãy nhìn xem bài nhạc thuộc nhịp 2, 3 hay 4
2. Mỗi nhịp sẽ có 3 cách đệm từ chậm đến nhanh ( không đổi, nhân 2, nhân 3) với số “khảy” trong mỗi ô nhịp tăng từ bằng số phách (không đổi) lên gấp đôi (nhân 2) hoặc gấp ba (nhân 3)
3. Khi đệm một bài nhạc thì cần thay đổi lối đệm theo 1 trong 3 cách nói trên cho linh động. Thường nên bắt đầu bài với cách chậm (không đổi) rồi dần dần đổi lên nhanh hơn ( nhân 2 hoặc nhân 3) khi qua điệp khúc và trở lại chậm để hết.
»»  read more